Tất cả 18

Cảm biến áp suất máy nén khí

Nội dung chính [ Ẩn ]

  • Cảm biến áp suất máy nén khí là gì?
    • Thông số kỹ thuật cảm biến máy nén khí áp suất:
  • Vị trí lắp đặt cảm biến máy nén khí
    • Kết nối cảm biến máy nén khí như thế nào?
    • Vấn đề thường gặp của cảm biến máy nén khí áp suất

Giới thiệu cảm biến áp suất máy nén khí

Cảm biến áp suất máy nén khí có cấu tạo như thế nào? Chức năng, sử dụng thế nào tốt nhất? Để hiểu rõ hơn về phụ kiện máy nén khí này mời bạn tham khảo một số thông tin và các sản phẩm dưới đây.

Cảm biến áp suất máy nén khí là gì?

Đây chính là thiết bị được dùng để đo áp lực đầu ra của máy nén khí. Chúng được sử dụng để đảm bảo áp suất trong giới hạn cho phép. Bên cạnh nhiệm vụ đo áp suất, phụ kiện này còn giúp đo áp suất trên đường ống khí nén giúp giám sát từng đường ống khí để đảm bảo đủ áp suất sử dụng.

cảm biến áp suất máy nén khí, cảm biến áp suất, cam bien ap suat may nen khi,
cảm biến áp suất máy nén khí, cảm biến áp suất, cam bien ap suat may nen khi,

Nhằm giúp giám sát áp suất cho máy nén khí người ta thường ưu tiên sử dụng cảm biến áp xuất, công tắc và đồng hồ áp suất. Mỗi phụ kiện này sẽ có chức năng khác nhau. Trong đó, công tắc để đóng ngắt và cảnh báo áp suất, cảm biến và đồng hồ đo áp suất giúp giám sát áp suất liên tục.

Tuy nhiên, đồng hồ áp suất hiển thị giá trị áp suất đang đo được. Với cảm biến áp suất dùng trong máy nén khí có thể đưa ra tín hiệu trung tâm mà không có hiển thị. Chính vì thế mà đồng hồ, cảm biến áp suất của khí nén được sử dụng cùng nhau, lắp đặt gần nhau trong đường ống hay khu vực giúp so sánh và giám sát lẫn nhau.

Thông số kỹ thuật cảm biến máy nén khí áp suất:

– Dãy đo áp suất: 0-4 bar, 0-6 bar, 0-10 bar, 0-16 bar, 0-25 bar.

– Tín hiệu ngõ ra: 4-20mA hoặc 0-10V.

– Kết nối cơ khí: G1/2 hoặc G1/4.

– Nguồn: Dạng Loop Power supply 8 …30Vdc.

– Màng: Inox 316L.

– Kết nối tín hiệu dạng chuẩn Iso 4400 hoặc cable hoặc Plug 4 pin.

– Nhiệt độ làm việc: 85 độ C.

– Tín hiệu báo lỗi khi cảm biến hư tại 3.7mA hoặc 25mA.

– Tiêu chuẩn IP 65.

– Sai số < 0.5%.

– Thời gian đáp ứng: 4 m/s.

– Khả năng chịu rung động từ 10…2000 Hz.

– Khả năng chịu Shock: 60 – 100 m/s.

cảm biến áp suất máy nén khí, cảm biến áp suất, cam bien ap suat may nen khi,
cảm biến áp suất máy nén khí, cảm biến áp suất, cam bien ap suat may nen khi,

Vị trí lắp đặt cảm biến máy nén khí

Vị trí lắp đặt của cảm biến là nơi khí nén đi ra khỏi máy nén khí. Cùng với đó, cảm biến được lắp đặt tại những bình chứa khí nén hay bình tích áp. Phụ kiện này giúp đo áp suất khi khí nén ra đến nơi tiêu thụ đảm bảo áp suất khí nén được giữa ở giá trị đúng như mong muốn.

Đồng thời, giúp đo áp suất thực tế của máy nén tạo ra giúp tăng hay giảm công suất của hệ thống máy nén khí. Vai trò này giúp đảm bảo sự an toàn cho máy nén khí, đảm bảo hệ thống này hoạt động để duy trì được áp suất theo đúng yêu cầu.

cảm biến áp suất máy nén khí, cảm biến áp suất, cam bien ap suat may nen khi,
cảm biến áp suất máy nén khí, cảm biến áp suất, cam bien ap suat may nen khi,

Kết nối cảm biến máy nén khí như thế nào?

– Kết nối cơ khí: Điều bạn cần là chọn đúng kích thước ren kết nối. Những kết nối của cảm biến áp suất bao gồm G1/2, G1/2 NPT, G1/4, G1/4 NPT. Thường thì cảm biến áp suất có kết nối dàn ren ngoài.

– Kết nối ở ngõ ra điện: Trên thực tế hiện nay có ba kiểu kết nối bằng điện bao gồm Iso4400, cable, Plug 4 pin. Trong đó, kết nối ngõ ra Output 4-20 mA/ 0-10V.

– Kết nối output 4-20 mA/ 0-10V với PLC/DCS: Loại cảm biến thiết kế 4 chân nhưng thường chỉ dùng 2 – 3 chân. Tín hiệu ngõ ra là 0 – 10v chúng ta chỉ dùng 3 chân, một chân dương và hai nguồn âm. Chân 3 tín hiệu Output về.

cảm biến áp suất máy nén khí, cảm biến áp suất, cam bien ap suat may nen khi,
cảm biến áp suất máy nén khí, cảm biến áp suất, cam bien ap suat may nen khi,

Đối với cảm biến áp suất có ngõ ra 4 – 10v thường chỉ dùng 2 chân, âm – dương. Nếu kết nối với PLC cần phải nối tiếp với nguồn 24V để cảm biến có thể truyền về PLC.

Vấn đề thường gặp của cảm biến máy nén khí áp suất

Trong khi hoạt động, thiết bị này bị lỗi dẫn đến việc báo tín hiệu ra sai đến bảng điều khiển hoặc ngưng cung cấp tín hiệu hoàn toàn.

Ngoài ra, trong khi hoạt động cảm biến có thể tắc nghẹt ở một giá trị. Chẳng hạn như nó luôn hiển thị áp suất đầu ra ở mức 3.5 bar. Cần lưu ý kỹ các vấn đề để xử lý kịp thời mỗi khi có sự cố.

Kiểm tra cảm biến áp suất máy nén khí

Hãy xác định tín hiệu đầu ra của cảm biến áp suất máy nén khí trước tiên. Chẳng hạn như cảm biến 0 -10v thường có ba cực gồm cực âm, cực dương và tín hiệu. Trong đó, tín hiệu giúp đo lường giữa tín hiệu dẫn và tín hiệu của cực âm.

cảm biến áp suất máy nén khí, cảm biến áp suất, cam bien ap suat may nen khi,
cảm biến áp suất máy nén khí, cảm biến áp suất, cam bien ap suat may nen khi,

Xác định đến đường dẫn cảm biến đi vào bộ điều khiển. Tiến hành đo điện áp qua dây dẫn, trường hợp bạn tìm thấy tín hiệu 12V hay 24V đó là điện áp cung cấp cho cảm biến. Đồng thời nên quan sát giá trị tăng và giảm áp suất. Đối với trường hợp này, áp suất hiển thị tốt và mọi thứ đều tốt.

Để được tư vấn và hỗ trợ về cảm biến áp suất máy nén khí cũng như các phụ kiện máy nén khí chính hãng tại Việt Á, mời khách hàng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á

  • Địa chỉ: Số 19/22 phố Tân Thụy – Phúc Đồng – Long Biên – Hà Nội
  • Điện thoại: 0981 591 287
  • Website: airpull.vn

Và đừng quên, cửa sổ chat online bên cạnh luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách!